4 mẫu thiết kế nội thất nhà bếp không bao giờ bị lỗi thời
Là nơi dùng để nấu ăn hàng ngày trong gia đình, nơi có những bữa cơm ngon trong một ngôi nhà, vì thế nội thất nhà bếp không chỉ đơn giản là đáp ứng được công năng sử dụng của nó mà còn phải đảm bảo hài hòa bề tính thẩm mỹ và phòng thủy.
Khi bắt đầu thiết kế nội thất nhà bếp thì việc bố trí nội thất phòng bếp là quan trong trọng hơn cả. Tuy nhiên khi thiết kế nội thất cũng cần phải lưu ý một số vấn đề để có một không gian nhà bếp hoàn hảo.
Bài viết sẽ chia sẻ với bạn những lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp, đồng thời chỉ ra những lưu ý khi thiết kế nội thất cho không gian nhà bếp.
Thiết kế nội thất nhà bếp là một trong những phần việc được nhiều người quan tâm.
5 lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp
- Nguồn sáng phù hợp: Ánh sáng đèn là hoàn toàn cần thiết, nhưng đối với một căn bếp thì nguồn ánh sáng thiên nhiên là rất cần thiết. Bạn nên bố trí cửa sổ hướng ra vườn hoặc có thể là một cửa sổ nhỏ ở gần vị trí đun nấu, hệ thống đèn trang trí, ánh sáng trước mặt để đảm bảo sự tiện nghi và tránh cảm giác có bóng chiếu trong quá trình nấu nướng.
- Bố trí nội thất khoa học: Đây là một yếu tố cơ bản ai cũng cần nắm rõ khi bắt tay vào thiết kế và bố trí nội thất nhà bếp. Nội thất trong không gian này cần sự tiện nghi và khoa học nhất, có chức năng và khoảng cách phù hợp. Không nên đặt những vật dụng không cần thiết gây mất diện tích hay nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
- Phải có khoảng trống: Dù có muốn ôm đồm bao nhiêu thứ nội thất hay vật dụng vào căn bếp đi nữa, bạn hãy luôn nhớ tạo cho mình cũng như các thành viên trong gia đình những khoảng trống thích hợp, tạo không gian nấu nướng thoải mái, thoáng đãng. Mọi ngóc ngách của căn phòng đều cần có sự tận dụng diện tích một cách phù hợp nhất, giảm thiểu tối đa bụi bẩn, bí bách, sự lộn xộn và thiếu ngăn nắp trong căn phòng.
- An toàn là trên hết: Khi thiết kế và sắp xếp bất kỳ một không gian nào trong nhà cũng cần lưu ý đến tính an toàn của căn phòng ấy, đặc biệt đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Bàn ghế cần có các góc bo tròn hiện đại và an toàn, sàn nhà chống trơn trượt,... đảm bảo hệ thống điện nước an toàn, chống cháy nổ tối đa cho không gian phòng bếp. Khi sử dụng các thiết bị điện như nồi cơm điện, lò vi sóng, tủ lạnh,.. cần sắp xếp vị trí khoa học và đảm bảo sự tiện nghi trong quá trình sử dụng.
- Đảm bảo yếu tố phong thủy: Điều tối kỵ khi thiết kế nội thất phòng bếp là đặt vị trí bếp nhìn thẳng ra cửa chính và phía sau bếp nấu có cửa sổ bởi dễ bị gió lùa, không đảm bảo yếu tố “tàng phong thụ khí” lại rất dễ gây hỏa hoạn. Bếp cũng cần cách xa phòng ngủ, vì bếp nóng bức, khói dầu mỡ nhiều, người hít phải nhiều dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phòng bếp là không gian phòng mà mỗi gia đình đều có, là nơi mang lại nguồn cảm hứng, sự tiện nghi cho chị em phụ nữ thể hiện tài năng của mình. Thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại, hợp phong thuỷ sẽ giúp gia chủ có được những may mắn về công việc tài vận, hạnh phúc. Phòng bếp hiện đại tiện nghi sẽ được thiết kế với những mẫu đồ nội thất như tủ bếp, đảo bếp, thiết bị bếp, kính ốp bếp, bàn ăn…
4 mẫu nội thất phòng bếp đẹp
Nội thất bếp tối giản cho nhà ống
Những mẫu thiết kế nội thất nhà bếp cho nhà ống cần phải đảm bảo các tiêu chí như tận dụng không gian một cách hợp lý, bố trí vật dụng đơn giản mà vẫn đảm bảo sự tiện nghi cho người sử dụng bởi lẽ đặc điểm của nhà ống thường là chiều ngang hẹp trong khi có lợi thế về chiều sâu. Bạn nên lựa chọn những thiết kế nội thất tối giản kết hợp với màu sắc đơn giản hoặc những gam màu trung tính nhẹ nhàng.
Phòng bếp và phòng ăn khi ấy thường được thiết kế liền nhau giúp phòng bếp lấy được ánh sáng từ phòng khách, tạo không gian mở, làm giảm bớt sự ngột ngạt và chật chội cho phòng bếp, lại không tốn quá nhiều chi phí xây dựng. Bạn nên lựa chọn tủ bếp dạng chữ I hoặc chữ L để tiết kiệm không gian cho căn bếp nhà ống, nhà phố.
Newer articles
Older articles